Mẹo đơn giản để tạo bài kiểm tra trực tuyến hiệu quả

Bài kiểm tra hiệu quả đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đào tạo nhân sự, đặc biệt là đối với các khóa học trực tuyến. Kết quả thực hiện bài kiểm tra sẽ là cơ sở để đánh giá việc đào tạo có thành công cũng như có đạt mục tiêu đào tạo đặt ra hay không. Do đó, song song với việc đầu tư nội dung bài học thì đầu tư để tạo ra một bài kiểm tra chất lượng cũng là điều mà doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện.
Bài kiểm tra trực tuyến vừa mang những đặc điểm của bài kiểm tra thông thường nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt do đặc thù của phương pháp học tập online này. Nhưng tựu chung, một bài kiểm tra trực tuyến được coi là hiệu quả cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đánh giá được năng lực/ mức độ tiếp thu kiến thức của người học
- Đánh giá được phương pháp giảng dạy có phù hợp hay không để kịp thời điều chỉnh
- Giúp người học ghi nhớ, củng cố kiến thức
- Thú vị, hấp dẫn, giúp người học hứng thú hơn với bài giảng
- Thúc đẩy học viên học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục
Dưới đây là các mẹo nhỏ nhưng vô cùng “có võ”, đã được WorkPro áp dụng thành công để tạo ra những bài kiểm tra trực tuyến hiệu quả. Hãy cùng tham khảo và thử áp dụng nhé.
Tạo câu hỏi càng tường minh, dễ hiểu càng tốt
Để làm cho khóa học trực tuyến trở nên hấp dẫn, đôi khi ta có thể bổ sung các câu chuyện, tình huống hay áp dụng các thủ pháp nghệ thuật vào trong câu từ… để tạo nên những điều thú vị cho bài học. Tuy nhiên, cần cẩn trọng bởi việc này có thể làm cho nội dung trở nên rối rắm nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt là trong phần bài kiểm tra.

Nên tránh tạo ra những câu hỏi lan man, rối rắm, dễ gây hiểu lầm trong bài kiểm tra. Nguồn ảnh: Internet.
Lời khuyên cho bạn là nên xây dựng hệ thống các câu hỏi một cách rõ ràng, đảm bảo nghĩa của từng câu hỏi tường minh nhất, tránh gây hiểu nhầm cho học viên. Câu hỏi càng dễ hiểu, có nội dung trọng tâm đi đúng vào mục tiêu thì càng đảm bảo chất lượng kiểm tra như mong muốn. Việc hỏi lan man, vòng vo, không đi sâu vào vấn đề không những làm mất thời gian mà còn không mang lại hiệu quả đánh giá.
Bài kiểm tra cho phép dễ dàng thống kê/ đánh giá kết quả
Về mặt kỹ thuật, đa số các phần mềm LMS hiện nay đều cho phép thống kê kết quả bài kiểm tra một cách dễ dàng, chỉ cần đưa đúng nội dung câu hỏi và đáp án lên hệ thống là được.
Về mặt nội dung, bài kiểm tra cần đánh giá được mức độ tiếp thu kiến thức của học viên thông qua các bài học. Chính vì vậy, nội dung câu hỏi nên nhất quán, liên quan đến kiến thức đã được học trong bài để kết quả cuối cùng có ý nghĩa thực tiễn, tuy nhiên cũng có thể liên tưởng, liên hệ những kiến thức này đến thực tế bên ngoài nếu cần thiết. Nội dung đề kiểm tra cũng có thể được chia theo độ khó của câu hỏi để phân cấp, đánh giá học viên theo mức độ hiểu sâu kiến thức và khả năng áp dụng vào thực tế.
Quá trình làm bài kiểm tra hiệu quả đào tạo nên được thiết kế đơn giản để đảm bảo cho việc thống kê kết quả thuận tiện. Học viên có thể tham gia bài kiểm tra dễ dàng bằng liên kết được gắn trên hệ thống học tập hoặc được gửi qua email. Tùy vào hệ thống LMS cũng như cài đặt của người tổ chức, học viên sẽ thực hiện bài kiểm tra trực tiếp hoặc tải xuống để thực hiện trên bản cứng tuỳ vào lựa chọn.
Xáo trộn câu hỏi và đáp án của bài kiểm tra
Áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến cho phép học viên có thể thực hiện bài kiểm tra ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào thuận tiện thay vì phải tập trung tại một địa điểm như trước. Điều này tạo điều kiện cho việc học trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại một bất cập là có thể xảy ra gian lận khi làm bài, chẳng hạn như làm bài hộ, làm bài chung, ghi nhớ lại đáp án của lượt kiểm tra trước (trường hợp bài kiểm tra cho phép học viên làm lại nhiều lần)…
Để kiểm soát điều này, một số phần mềm LMS tạo ra chức năng hỗ trợ việc xáo trộn các câu hỏi trong mỗi lần ra đề. Chỉ cần bạn có một ngân hàng câu hỏi chất lượng và đủ nhiều thì đây là cách hữu hiệu để ngăn chặn các tình trạng gian lận diễn ra, đặc biệt là khi kết hợp việc giới hạn thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi bởi người học sẽ rất khó để sao chép hay tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi khó qua mạng internet thay vì vận dụng suy đoán của mình.
Áp dụng đa dạng hình thức câu hỏi vào bài kiểm tra
Bài kiểm tra cũng là một dạng content (nội dung). Chính vì thế, một bài kiểm tra tốt không chỉ là bài kiểm tra đánh giá được năng lực/ mức độ tiếp thu của học viên qua bài học/ khóa học mà còn cần là nội dung hấp dẫn. Đây là việc không hề đơn giản với tất cả những người làm đào tạo e-learning. Bạn không những phải có sự hiểu biết và khai thác tốt thế mạnh của từng câu hỏi để đánh giá chính xác kết quả học tập của học viên mà còn phải sáng tạo để đưa ra những nội dung khiến cho người học thích thú.
Có một sự thật là, yếu tố vui nhộn thường khiến người học nhiệt tình hơn. Việc chơi bao giờ cũng vui hơn việc học và khiến chúng ta thích thú. Do đó, việc tích hợp đa phương tiện, tình huống, trò chơi, v.v. là cách thật hoàn hảo để khơi gợi trí tò mò và cải thiện động lực học tập cho học viên. Kinh nghiệm của WorkPro trong việc triển khai hàng trăm khóa học e-learning cho khách hàng ở đa dạng các lĩnh vực cũng cho thấy, việc kết hợp đa phương tiện và đa dạng hình thức câu hỏi một cách vui vẻ, tích cực khiến cho nội dung phong phú cũng như hiệu quả tương tác tốt hơn, góp phần làm gia tăng sự hứng thú trong lúc học tập và kiểm tra của người học so với những bài kiểm tra cứng nhắc mang tính truyền thống.

Biến các câu hỏi thành thử thách vui nhộn cần vượt qua là cách hiệu quả để thu hút người học làm bài kiểm tra. Nguồn ảnh: Internet.
Có nhiều loại hình bài kiểm tra khác nhau mà bạn có thể áp dụng như trắc nghiệm, tự luận, hình ảnh, video, tài liệu,… Đặc biệt, nếu có điều kiện, bạn nên xem xét áp dụng thêm các yếu tố tương tác hay Gamification (thiết kế nội dung trải nghiệm dạng game) để tạo ra các bài kiểm tra đa dạng hơn. Nói thì có vẻ to tát như vậy, nhưng trên thực tế, việc áp dụng đa dạng hình thức câu hỏi vào bài kiểm tra không khó như nhiều người vẫn tưởng. Chỉ nói riêng đối với bài kiểm tra dạng trắc nghiệm, cũng đã có rất nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm mà bạn có thể sử dụng, ví dụ: Câu hỏi Đúng/Sai, Nhiều lựa chọn, Điền vào chỗ trống, Kéo- Thả, và Đánh giá (Thăm dò ý kiến), v.v…
Liên tục đánh giá, nghiên cứu và không ngừng cải thiện
Không phải ai cũng có thể làm tốt ngay từ lần đầu. Việc thực hiện e-learning nói chung và thiết kế các bài kiểm tra nói riêng đều là một quá trình nghiên cứu, học hỏi, cải tiến lâu dài và liên tục. Đừng vội nản chí nếu bài kiểm tra của bạn chưa được đón nhận từ những khóa học đầu tiên, học viên không muốn thực hiện yêu cầu làm test. Hãy kiên trì để cải thiện chúng qua mỗi lần thực hiện. Mẹo nhỏ cho bạn là hãy tận dụng các dữ liệu thu thập từ báo cáo ở phần mềm LMS để nghiên cứu và phân tích, tìm ra cách để cải thiện bài kiểm tra của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kết hợp với tính năng khảo sát được tích hợp sẵn trong phần mềm để biết được quan điểm của học viên – người đã trực tiếp tham gia các bài kiểm tra trực tuyến – từ đó hiểu rõ nhu cầu của họ để có những bài kiểm tra chất lượng nhất.
Để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về cách tạo nội dung khóa học e-learning nói chung và tạo bài kiểm tra hiệu quả nói riêng, bạn vui lòng liên hệ (miễn phí) với WorkPro qua:
Hotline: 0246 290 1166
Email: workpro.vn@gmail.com
Thanh Vân.
Ban Số hóa nội dung.